Tỷ giá

  

ĐVT: tr.đ/lượng

Loại Mua Bán

  

Thống kê truy cập

Đang truy cập: 49


Hôm nay: 226

Tháng hiện tại: 479

Tổng lượt truy cập: 1391523

Quảng cáo

Kinh nghiệm khi mua sắm đồ gỗ nội thất

Đối với không ít người chuẩn bị chuyển sang nhà mới mà nói, do không hiểu việc lựa chọn đồ gỗ nội thất lại là một việc cực kỳ đau đầu, có rất nhiều người mua đồ gỗ nội thất về nhà rồi lại không vừa ý, có những đồ gỗ nội thất bề ngoài thì đẹp mắt nhưng chất liệu của nó thì chứa rất nhiều chất độc hại, cũng có những đồ gỗ nội thất “nhìn đẹp nhưng dùng không tốt”, mua về môt thời gian không lâu thì đã hỏng.

Vậy chúng ta nên mua đồ gỗ nội thất như thế nào?

Đồ nội thất như thế nào thì không nên mua?

1. Có mùi có tính kích thích mạnh không
Có một số đồ gỗ nội thất như tủ quần áo, khi mua thử rút ngắn kéo ra, mở cửa tủ ra liền có một mùi có tính kích thích mạnh làm cho chảy nước mắt, gặp tình trạng như vậy chứng tỏ hàm lượng Formaldehvde có trong gỗ nội thất đó đã vượt quá tiêu chuẩn một cách nghiêm trọng. Đồ gỗ nội thất kiểu này có hại rất lớn đến sức khỏe cơ thể, đề nghị không nên dùng.
Nếu vì điều kiện hạn chế, đã mua đồ gỗ nội thất này về rồi thì nên đặt chỗ râm mát một thời gian rồi mới nên sử dụng.


2. Bịt viền có bằng phẳng, chắc chắn không.
Nhìn từ góc độ an toàn mà nói, việc xử lý cạnh viền gỗ nội thất làm từ tấm gỗ nhân tạo là vô cùng quan trọng, đặc biệt là gỗ nội thất dùng tấm ván vụn bào ép phải yêu cầu bịt viền toàn bộ, như vậy có thể hạn chế giải phóng chất có hại trong tấm nhân tạo.
Nhưng hiện nay rất nhiều xưởng vì để tiết kiệm vật liệu nên chỉ bịt viền cục bộ, những đồ gỗ nội thất như vậy tốt nhất không nên mua.
Ngoài ra, bịt viền không phẳng, chứng tỏ bên trong bị ẩm ướt, chỉ vài ngày là viền có thể bị bong. Viền bịt còn cần phải làm góc tròn, không được để góc nhọn. Viền dùng gỗ để bịt rất dễ bị ẩm hoặc nứt. Đồ gia dụng dùng tấm gỗ dán ba lớp bọc, chỗ bọc dùng đinh cố định lại, cần chú ý xem mắt đinh có phẳng không, chỗ mắt đinh và các chỗ khác màu sắc có đồng nhất không.
Thông thường chỗ mắt đinh lại được dùng sơn quang dầu bịt lại, cần chú ý xem sơn quang dầu có bị nổi cục lên không, nếu nổi lên không phẳng dần dần sơn sẽ rơi ra mất.


3. Chất liệu gỗ nội thất có mục hay mọt không
Bình thường mà nói, chất liệu gỗ nội thất mà bị mục hay bị mọt thì tương đối mềm, người mua có thể dùng ngón tay cậy lên, nếu thấy cục rơi xuống thì chứng tỏ gỗ nội thất đã bị biến chất mục hoặc mọt.


4. Khung giá có kiên cố không
Quan sát tỉ mỉ kết cấu khung giá, một số đồ gỗ nội thất chỉ có dùng đinh cố định lại, kết cấu giá lỏng lẻo, không vững, sau một thời gian sử dụng có thể xuất hiện hiện tượng gãy, người tiêu dùng khi chọn mua cần phải chú ý.
-Những đồ gỗ nội thất nhỏ khi chọn mua có thể kéo đi kéo lại được trên nền xi măng, nhẹ nhàng, âm thanh trong và giòn, chứng tỏ chất lượng tốt, nếu không phát ra tiếng, hay có tiếng tạp âm đục không đều, chứng tỏ kết cấu không chắc chắn.
- Bàn làm việc, bàn ăn có thể dùng tay lắc qua lắc lại xem có vững không.
- Ghế sofa có thể dùng thử, lắc qua lắc lại, nếu không lung lay, không bị mềm, không có tiếng cót két, chứng tỏ kết cấu vững chắc, nếu ngồi xuống mà ghế phát ra tiếng cót két, lung lay thì là dùng đinh đóng, dùng sẽ không được bao lâu.
- Chân của bàn ăn vuông, bàn ăn dài, ghế nên có 4 chiếc kẹp hình tam giác ở 4 chân, như vậy mới có tác dụng cố định, nếu không có, thời gian dùng lâu một chút thì có thể bị bung ra.


5. Tỷ lệ chứa nước của chất liệu gỗ nội thất cao hay thấp.
- Tỷ lệ chứa nước cao, gỗ nội thất dễ bị cong vênh, biến hình.

- Tỷ lệ chứa nước của gỗ nội thất  không nên vượt quá 12%, bình thường khi người tiêu dùng chọn mua đồ gỗ nội thất thường không có máy đo, có thể áp dụng phương pháp dùng tay sờ, dùng tay sờ vào những nơi không sơn như mặt dưới hoặc mặt trong, nếu cảm thấy ẩm thì tỷ lệ chứa nước có thể trên 50%, về cơ bản là không thể dùng.

- Còn một cách khác có thể vẩy một chút nước lên chỗ không sơn, nếu thấm chậm hoặc không thấm chứng tỏ tỷ lệ chứa nước cao.
- Khi chọn tấm gỗ nhân tạo mà có hiện tượng biến hình, phồng cạnh, giữa lồi lõm,… chứng tỏ tỷ lệ hút nước của chúng rất cao.


6. Mặt dán có chắc chắn, bằng phẳng không
Chọn đồ gỗ nội thất có mặt dán, bất luận là dán tấm gỗ đơn, PVC hay dán giấy sơn cần phải chú ý các hiện tượng như: dán có bằng phẳng hay không, có chỗ phồng rộp không, có nối có kín không…
Khi kiểm tra cần nhìn thật gần, không nhìn gần sẽ không thể nhìn ra.


7 Gương có bị biến hình không.
Khi chọn đồ gỗ nội thất có kèm theo gương như bàn trang điểm, gương thay đồ, tủ quần áo, cần phải thử soi xem có bị biến hình hay đổi màu sắc không, kiểm tra xem lớp thủy ngân phía sau gương có giấy và tấm đệm hay không, nếu không có tấm đệm thì không đạt tiêu chuẩn, không có giấy cũng không được, nếu không thủy ngân rất dễ bị bong ra.


8. Màu sắc có đều không.
Nhìn qua lớp sơn bên ngoài, bề mặt gỗ nội thất đạt tiêu chuẩn là nhìn về màu sắc vân của chúng phải rõ nét, màu sắc của từng chiếc so với vả bộ phải thống nhất, không nên có hiện tượng màu sắc cục bộ bị phai, hơn nữa bề mặt phải bằng phẳng.


9.Phối kiện ngũ kim có toàn diện không
Nếu kiểm tra thấy khóa không trơn nhạy, tủ quần áo lớn cần lắp 3 núm kéo thì chỉ lắp có hai chiếc, nên bắt 3 ốc thì chỉ bắt có một, đây chính là hiện tượng “ăn bớt nguyên liệu” chưa dùng đã sắp hỏng, vì thế khi mua cần chú ý.


10. Độ mềm cứng của sofa, giường đệm có đều và thích hợp không
- Khi chọn ghế sofa và giường ngủ nên chú ý bề mặt cân bằng chứ không được chỗ cao chỗ thấp, độ mềm cũng phải phù hợp, vừa không được quá cứng, không có tính đàn hồi, nhưng cũng không được quá mềm, vừa ngồi đã lún xuống.
- Phương pháp lựa chọn là dùng tay ấn thử xem có phẳng không, lò xo có kêu không, nếu lò xo sắp xếp không hợp lý sẽ làm cho lò xo nọ mắc vào lò xo kia và sẽ phát ra tiếng kêu.

Người đăng: admin

Video Player

Hỗ trợ trực tuyến

Mr: Nam

0984.962.444

Menu thành viên

Tên đăng nhập

Mật khẩu

Đăng ký | Quên mật khẩu?

Đối tác

Quảng cáo